Bão Usagi áp sát Vũng Tàu, mưa lớn
Tâm bão cách Vũng Tàu 40 km
Từ 3h sáng 25/11, nhiều nơi ở Bà Rịa- Vũng Tàu trời đổ mưa to dần, gió bắt đầu thổi mạnh, biển xuất hiện sóng cao 2-3 m.
Sóng biển cao 2-3 m ập vào bờ biển Vũng Tàu. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Tại TP Vũng Tàu, các tuyến phố ven biển vắng người, nhiều hàng quán và nhà dân đóng kín cửa. Lực lượng chức năng dùng ôtô rảo qua các khu phố để phát thông tin cảnh báo bão đến người dân, du khách.
Trong đêm qua, trước việc mưa giông lớn, người dân sống ở các phòng trọ, nhà không an toàn được các khách sạn 1-3 sao mời đến trú bão miễn phí.
Trong khi đó, người dân sống dọc bờ biển ở thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) - nơi được dự báo bão trực tiếp đổ bộ - cũng cửa đóng then cài. Những người đàn ông tập trung theo nhóm theo dõi thông tin về cơn bão trên điện thoại. Trong khi người già, phụ nữ và trẻ nhỏ vẫn ở lại các công sở, trường học. Chính quyền kiên quyết không cho người dân trở về nhà.
Đường phố Bà Rịa - Vũng Tàu lúc 8h ngày 25/11. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, bão đang cách đất liền khoảng 40 km và đang di chuyển chậm lại. Tỉnh này chưa ghi nhận thiệt hại do bão gây ra.
Trao đổi với VnExpress, Thạc sĩ Lê Đình Quyết (Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ) cho biết, bão Usagi đang áp sát Vũng tàu, còn cách khoảng 50 km. Hiện, ở biển Vũng Tàu mới ghi nhận có gió mạnh cấp 6, biển Cần Giờ gió cấp 5.
"Với tốc độ di chuyển 7-8 km/h, khoảng đầu giờ chiều nay bão sẽ cập bờ các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bến Tre. Tuy nhiên, dự báo Usagi sẽ không mạnh thêm, từ nay đến chiều sẽ có mưa nhưng không quá lớn", ông Quyết nói.
Tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP HCM) - trên đường đi của bão mưa bắt đầu lớn hơn đêm qua, kèm gió giật nhẹ.
"Chúng tôi đang theo dõi diễn biến của cơn bão để sẵn sàng ứng phó. Hiện toàn bộ người dân đã vào các điểm trú bão an toàn", ông Lê Minh Dũng (Chủ tịch huyện Cần Giờ) nói.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, lúc 4h ngày 25/11, tâm bão Usagi cách Vũng Tàu khoảng 60 km, cách Bến Tre 110 km. Sức gió tối đa vẫn còn 100 km/h (cấp 10), giật tăng 3 cấp.
Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 5-10 km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8 (75 km/h), giật cấp 11-12.
Sau đó, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió tối đa lúc này giảm xuống hai cấp, còn 50 km/h.
Áp thấp nhiệt đới vẫn giữ nguyên hướng đi và tốc độ lại tăng lên (khoảng 10-15 km/h) đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Campuchia.
Hướng đi của bão Usagi theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương.
Ngày và đêm nay, TP HCM được dự báo có mưa rất to (100-200 mm) và lốc xoáy, kết hợp triều cường đang dâng nên tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng.
Vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió tối đa cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh hơn 2 cấp, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7 m, vùng gần bờ cao 2-4 m.
Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật tăng hai cấp; vùng ven biển gió mạnh hơn một cấp. Ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh thời tiết cũng tương tự. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to, với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100 mm.
Từ đêm nay, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa to.
Một đợt lũ được dự báo sẽ xuất hiện trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.
Từ 3h sáng 25/11, nhiều nơi ở Bà Rịa- Vũng Tàu trời đổ mưa to dần, gió bắt đầu thổi mạnh, biển xuất hiện sóng cao 2-3 m.
Sóng biển cao 2-3 m ập vào bờ biển Vũng Tàu. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Tại TP Vũng Tàu, các tuyến phố ven biển vắng người, nhiều hàng quán và nhà dân đóng kín cửa. Lực lượng chức năng dùng ôtô rảo qua các khu phố để phát thông tin cảnh báo bão đến người dân, du khách.
Trong đêm qua, trước việc mưa giông lớn, người dân sống ở các phòng trọ, nhà không an toàn được các khách sạn 1-3 sao mời đến trú bão miễn phí.
Trong khi đó, người dân sống dọc bờ biển ở thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) - nơi được dự báo bão trực tiếp đổ bộ - cũng cửa đóng then cài. Những người đàn ông tập trung theo nhóm theo dõi thông tin về cơn bão trên điện thoại. Trong khi người già, phụ nữ và trẻ nhỏ vẫn ở lại các công sở, trường học. Chính quyền kiên quyết không cho người dân trở về nhà.
Đường phố Bà Rịa - Vũng Tàu lúc 8h ngày 25/11. Ảnh: Nguyễn Khoa.
Ông Lê Tuấn Quốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, bão đang cách đất liền khoảng 40 km và đang di chuyển chậm lại. Tỉnh này chưa ghi nhận thiệt hại do bão gây ra.
Trao đổi với VnExpress, Thạc sĩ Lê Đình Quyết (Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ) cho biết, bão Usagi đang áp sát Vũng tàu, còn cách khoảng 50 km. Hiện, ở biển Vũng Tàu mới ghi nhận có gió mạnh cấp 6, biển Cần Giờ gió cấp 5.
"Với tốc độ di chuyển 7-8 km/h, khoảng đầu giờ chiều nay bão sẽ cập bờ các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Bến Tre. Tuy nhiên, dự báo Usagi sẽ không mạnh thêm, từ nay đến chiều sẽ có mưa nhưng không quá lớn", ông Quyết nói.
Tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (TP HCM) - trên đường đi của bão mưa bắt đầu lớn hơn đêm qua, kèm gió giật nhẹ.
"Chúng tôi đang theo dõi diễn biến của cơn bão để sẵn sàng ứng phó. Hiện toàn bộ người dân đã vào các điểm trú bão an toàn", ông Lê Minh Dũng (Chủ tịch huyện Cần Giờ) nói.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, lúc 4h ngày 25/11, tâm bão Usagi cách Vũng Tàu khoảng 60 km, cách Bến Tre 110 km. Sức gió tối đa vẫn còn 100 km/h (cấp 10), giật tăng 3 cấp.
Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 5-10 km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 8 (75 km/h), giật cấp 11-12.
Sau đó, bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16h, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên đất liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sức gió tối đa lúc này giảm xuống hai cấp, còn 50 km/h.
Áp thấp nhiệt đới vẫn giữ nguyên hướng đi và tốc độ lại tăng lên (khoảng 10-15 km/h) đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực đất liền Campuchia.
Hướng đi của bão Usagi theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương.
Ngày và đêm nay, TP HCM được dự báo có mưa rất to (100-200 mm) và lốc xoáy, kết hợp triều cường đang dâng nên tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng.
Vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió tối đa cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh hơn 2 cấp, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Sóng trên biển vùng gần tâm bão cao 5-7 m, vùng gần bờ cao 2-4 m.
Trên đất liền các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre có gió mạnh cấp 6-7, giật tăng hai cấp; vùng ven biển gió mạnh hơn một cấp. Ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh thời tiết cũng tương tự. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh, lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.
Các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to, với lượng mưa phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250 mm; khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mưa to 50-100 mm.
Từ đêm nay, do ảnh hưởng hoàn lưu sau bão kết hợp với không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường nên các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa có mưa to.
Một đợt lũ được dự báo sẽ xuất hiện trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét